Pb(OH)2 + 2HNO3 → Pb(NO3)2 + 2H2O
Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!Bạn đang xem: Pb(OH)2 + HNO3 → Pb(NO3)2 + H2O
- Natri có hóa trị mấy ( Na ) ? Natri ( Na ) nguyên tử khối là bao nhiêu
- Ethylene glycol là gì? Những điều liên quan đến Ethylene glycol
- Kno3 là gì? Tính chất lý hóa và vai trò của kali nitrat trong đời sống
- CH2=CH–CH3 ra CH3–CHCl–CH3 | C3H6 + HCl | CH2=CH–CH3 + HCl → CH3–CHCl–CH3
- Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 hiện tượng xảy ra là
Contents
- 1 1. Phương trình hoá học của phản ứng Pb(OH)2 tác dụng với HNO3
- 2 2. Điều kiện của phản ứng Pb(OH)2 tác dụng với HNO3
- 3 3. Hiện tượng của phản ứng Pb(OH)2 tác dụng với HNO3
- 4 4. Phương trình ion thu gọn của phản ứng Pb(OH)2 tác dụng với HNO3
- 5 5. Mở rộng kiến thức về chì(II) hidroxit – Pb(OH)2
- 6 6. Tính chất hoá học của HNO3
- 7 7. Bài tập vận dụng liên quan
1. Phương trình hoá học của phản ứng Pb(OH)2 tác dụng với HNO3
Pb(OH)2 + 2HNO3 → Pb(NO3)2 + 2H2O
Bạn đang xem: Pb(OH)2 + HNO3 → Pb(NO3)2 + H2O
2. Điều kiện của phản ứng Pb(OH)2 tác dụng với HNO3
– Phản ứng diễn ra ở ngay điều kiện thường.
3. Hiện tượng của phản ứng Pb(OH)2 tác dụng với HNO3
– Pb(OH)2 tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch trong suốt.
4. Phương trình ion thu gọn của phản ứng Pb(OH)2 tác dụng với HNO3
Bước 1: Viết phương trình phân tử:
Pb(OH)2 + 2HNO3 → Pb(NO3)2 + 2H2O
Bước 2: Chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; Các chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử ta được phương trình ion đầy đủ:
Pb(OH)2 + 2H+ + 2NO3- → Pb2+ + 2NO3- + 2H2O
Bước 3: Lược bỏ đi các ion giống nhau ở 2 vế ta được phương trình ion rút gọn:
Pb(OH)2 + 2H+ → Pb2+ + 2H2O
5. Mở rộng kiến thức về chì(II) hidroxit – Pb(OH)2
Chì(II) hiđroxit có công thức hóa học: Pb(OH)2, trong công thức này chì ở số oxi hóa +2. Ngoài ra, chì(II) hidroxit còn được viết dưới dạng axit là: H2PbO2.
5.1. Tính chất vật lí & nhận biết
– Tính chất vật lí: Không tan trong nước, là chất rắn, có màu trắng.
– Nhận biết: Đem hòa tan vào dung dịch NaOH dư, thấy chất rắn tan dần.
Pb(OH)2 + 2NaOH→ Na2PbO2 + 2H2O
5.2. Tính chất hóa học
– Mang tính chất của hiđroxit lưỡng tính.
Phản ứng với axit
Pb(OH)2 + 2HCl → PbCl2 + 2H2O
Pb(OH)2 + H2SO4 → PbSO4 + 2H2O
Hòa tan trong kiềm
Pb(OH)2 + 2NaOH →Na2PbO2 + 2H2O
Pb(OH)2 +Ba(OH)2 →BaPbO2 + 2H2O
Nhiệt phân:
Pb(OH)2 →to PbO + H2O
5.3. Điều chế
– Cho dung dịch muối chì(II) tác dụng với dung dịch bazơ (vừa đủ).
Pb(NO3)2 + 2KOH → Pb(OH)2↓ + 2KNO3
6. Tính chất hoá học của HNO3
6.1. HNO3 có tính axit
HNO3 là một trong các axit mạnh nhất, trong dung dịch loãng phân li hoàn toàn thành ion H+ và NO3-.
HNO3 mang đầy đủ các tính chất của 1 axit như: làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu hơn tạo thành muối nitrat. Ví dụ:
MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O
Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O
BaCO3 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + CO2 + H2O
6.2. HNO3 có tính oxi hóa mạnh:
Axit nitric là một trong những axit có tính oxi hóa mạnh. Tùy thuộc vào nồng độ của axit và độ mạnh yếu của chất khử, mà HNO3 có thể bị khử đến các sản phẩm khác nhau của nitơ.
a. Tác dụng với kim loại:
+ HNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat, H2O và sản phẩm khử của N+5 (NO2, NO, N2O, N2 và NH4NO3).+ Thông thường: HNO3 loãng → NO, HNO3 đặc → NO2 .
+ Với các kim loại có tính khử mạnh: Mg, Al, Zn,… HNO3 loãng có thể bị khử đến N2O, N2, NH4NO3.
Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
4Zn + 10HNO3 loãng → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
* Chú ý: Fe, Al, Cr bị thụ động trong dd HNO3 đặc, nguội do tạo màng oxit bền, bảo vệ kim loại khỏi tác dụng của axit, do đó có thể dùng bình Al hoặc Fe để đựng HNO3 đặc, nguội.
Xem thêm : Phương trình ion rút gọn Fe2(SO4)3 + NaOH
b. Tác dụng với phi kim:
HNO3 có thể oxi hoá được nhiều phi kim, như:
S + 6HNO3 →t0H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
C + 4HNO3 →t0CO2 + 4NO2 + 2H2O
5HNO3 + P →t0H3PO4 + 5NO2 + H2O
c. Tác dụng với hợp chất:
HNO3 đặc còn oxi hóa được hợp chất vô cơ và hữu cơ. Vải, giấy, mùn cưa, dầu thông,… bị phá hủy hoặc bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.
4HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
4HNO3 + FeCO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2
Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O
7. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế HNO3 từ
A. NH3 và O2
B. NaNO2 và H2SO4 đặc.
C. NaNO3 rắn và H2SO4 đặc.
D. NaNO2 và HCl đặc.
Lời giải:
Đáp án: C
Để điều chế một lượng nhỏ axit nitric trong phòng thí nghiệm, người ta đun nóng hỗn hợp natri nitrat hoặc kali nitrat rắn với axit H2SO4 đặc:
NaNO3 + H2SO4 đặc →t0 HNO3 + NaHSO4
Câu 2. Ứng dụng nào sau đây không phải của HNO3?
A. Để điều chế phân đạm NH4NO3, Ca(NO3)2.
B. Sản xuất dược phẩm.
C. Sản xuất khí NO2và N2H4.
D. Để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm.
Lời giải:
Đáp án: C
Sản xuất khí NO2 và N2H4 không phải ứng dụng của HNO3.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Dung dịch HNO3 làm xanh quỳ tím và làm phenolphtalein hóa đỏ.
B. Axit nitric được dùng để sản xuất phân đạm (NH4NO3, Ca(NO3)2), thuốc nổ (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm.
C. Trong công nghiệp, để sản xuất HNO3 người ta đun hỗn hợp (KNO3) với H2SO4 đặc
D. Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí amoniac (NH3)
Lời giải:
Đáp án: B
Axit nitric được dùng để sản xuất phân đạm (NH4NO3, Ca(NO3)2), thuốc nổ (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm.
Câu 4. Trong các thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta sử dụng biện pháp dùng bông có tẩm hóa chất để nút ống nghiệm. Hóa chất đó chính là
A. H2O.
B. Dung dịch nước vôi trong.
Xem thêm : Al + FeCl2 → AlCl3 + Fe | Al ra AlCl3
C. dung dịch giấm ăn.
D. dung dịch muối ăn.
Lời giải:
Đáp án: B
Phương trình phản ứng minh họa:
4NO2 + 2Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2H2O + Ca(NO2)2.
Câu 5. Dãy gồm các chất không bị hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội là
A. Al, Zn, Cu.
B. Al, Cr, Fe.
C. Zn, Cu, Fe.
D. Al, Fe, Mg.
Lời giải:
Đáp án: B
Một số kim loại hoạt động vừa như Al, Cr, Mn, Fe bị thụ động hóa trong H2SO4 và HNO3 đặc nguội (nhiệt độ thấp), tạo trên bề mặt kim loại một lớp màng oxit đặc biệt, bền với axit và ngăn cản hoặc ngừng hẳn sự tiếp diễn của phản ứng.
Câu 6. HNO3 tác dụng được với tập hợp tất cả các chất nào trong các dãy sau:
A. BaO, CO2.
B. NaNO3, CuO.
C. Na2O, Na2SO4.
D. Cu, MgO.
Lời giải:
Đáp án: D
HNO3 không phản ứng với CO2; NaNO3, Na2SO4 → loại A, B, C.
8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.
2HNO3 + MgO → Mg(NO3)2 + H2O.
Câu 7. Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng giải phóng khí X (không màu, dễ hoá nâu trong không khí). Khí X là
A. NO.
B. NO2.
C. N2O.
D. NH3.
Lời giải:
Đáp án: A
3Cu + 2NO3−+8H+→ 3Cu2++2NO+4H2O
2NO + O2 → 2NO2 (nâu đỏ)
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
Ag + HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O | Ag ra AgNO3
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + H2O | Al ra Al(NO3)3
Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + N2O + H2O | Cu ra Cu(NO3)2
Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O | Fe ra Fe(NO3)3
Fe2O3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O | Fe2O3 ra Fe(NO3)3
Nguồn: https://thlevantam-xl.edu.vn
Danh mục: Hóa